Hệ thống điện ô tô là gì? Hư hỏng thường gặp và khắc phục
Cùng THINKCARVN tìm hiểu hệ thống điện ô tô là gì? Những hệ thống điện chính trên ô tô, cấu tạo, nguyên lý hoạt động. Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục ngay trong bài viết này.
Hệ thống điện ô tô là gì?
Hệ thống điện ô tô cung cấp năng lượng cho hầu hết chức năng trên xe, từ việc khởi động động cơ đến việc điều khiển các tính năng hiện đại như điều hòa không khí, hệ thống giải trí, và hệ thống an toàn.
Hệ thống điện ô tô
Có thể nói hệ thống điện ô tô đóng vai trò như “hệ thần kinh trung ương” điều khiển hoạt động của toàn bộ xe. Mặc dù chỉ chiếm 20% khối lượng, nhưng điều khiển 80% những hệ thống còn lại. Mỗi bộ phận có vai trò cụ thể khác nhau và có các nguyên tắc khác nhau để đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống điện. Hệ thống điện ô tô gồm bộ phận: Ắc quy, máy khởi động, máy phát điện, dây điện, rơ-le và cầu chì.
Cấu tạo hệ thống điện ô tô
Hệ thống điện ô tô bao gồm nhiều bộ phận, cụ thể như sau:
1. Máy phát điện
Máy phát điện là bộ phận tạo ra và cung cấp năng lượng điện cho ắc quy phụ và các hệ thống tiêu thụ điện khác trên xe khi động cơ hoạt động. Được dẫn động thông qua dây đai nối với puly trục khuỷu, chuyển hóa cơ năng thành điện năng.
Máy phát điện
Vị trí máy phát điện thường được đặt trong khoang động cơ và được thiết kế để có thể cung cấp năng lượng điện cho các hệ thống khác ngay sau khi động cơ hoạt động, đồng thời đóng vai trò sạc lại điện cho ắc quy phụ. Tạo ra dòng điện xoay chiều, nạp lại ắc quy và cung cấp điện cho các thiết bị tiêu thụ điện khi động cơ đang hoạt động.
Cấu tạo máy phát điện ô tô bao gồm 8 bộ phận:
- Vòng bi
- Stato
- Roto
- Thân máy phát
- Giá đỡ
- Bộ chỉnh lưu
- Bộ điều điện áp
- Vòng tiếp điểm điện
Một số dấu hiệu thường gặp khi máy phát điện bị hỏng, chẳng hạn như đèn cảnh báo hệ thống phát điện báo sáng trên màn hình đa thông tin, độ sáng của đèn giảm, động cơ khó khởi động do ắc quy không được sạc đầy,…
2. Ắc quy ô tô
Ắc quy hoạt động dựa vào quá trình chuyển hóa năng thành điện năng. Là bộ phận cung cấp năng lượng điện cho máy khởi động để khởi động động cơ và các thiết bị tiêu thụ điện khác khi động cơ chưa hoạt động. Và ắc quy sẽ được nạp lại điện nhờ máy phát khi động cơ hoạt động, trở thành nguồn dự trữ năng lượng điện trên xe. Những dạng ắc quy phổ biến hiện nay:
1. Ắc quy kiềm: Là loại sử dụng chất điện phân là kiềm.
2. Ắc quy axit (ắc quy axit-chì): Là loại sử dụng chất điện phân là axit. Ắc quy axit-chì được phân thành các loại nhỏ hơn:
- Ắc quy axit hở khí: Là loại mà khí bên trong bình có thể thoát ra ngoài, gồm ắc quy axit hở khí dạng ngập nước phải bảo dưỡng và ắc quy axit hở khí không phải bảo dưỡng.
Ắc quy ô tô
- Ắc quy axit kín khí: Là loại mà khí bên trong bình không thể thoát ra ngoài, gồm ắc quy khô tấm hút (AGM) và ắc quy khô 100% (ắc quy khô gel).
3. Ắc quy pin Lithium: Là loại sử dụng chất điện phân là muối lithium trong dung môi hữu cơ làm chất điện phân.
Ắc quy kiềm
Dựa trên mục đích sử dụng:
- Ắc quy khởi động: Là loại dùng để khởi động ô tô, xe máy, máy phát điện...
- Ắc quy viễn thông (ắc quy tải): Là loại dùng để duy trì dòng điện trong thời gian dài cho bộ tích điện UPS, các loại xe điện (xe nâng điện, xe máy điện, xe đạp điện...) cũng như nhiều loại thiết bị điện khác.
3. Máy khởi động
Máy khởi động hay còn gọi là máy đề có chức năng làm quay bánh đà và trục khuỷu để khởi động động cơ thông qua năng lượng điện từ ắc quy. Tuỳ vào cấu tạo, kích thước động cơ mà tốc độ quay để khởi động của dòng xe là khác nhau. Động cơ xăng thường có tốc độ 40 - 60 vòng/phút, động cơ diesel là 80 - 100 vòng/phút.
Máy khởi động ô tô
Các loại máy khởi động ô tô thông dụng hiện nay có thể kể đến là máy khởi động giảm tốc, đồng trục (loại thông thường), loại bánh răng hành tinh, và loại bánh răng hành tinh - rotor thanh dẫn (PS).
>>> Xem bài viết gần đây: Cổng OBD2 là gì? Vị trí trên xe và công dụng cổng OBD2
4. Dây điện
Dây điện giúp truyền điện năng đến các thiết bị tiêu thụ điện, mỗi dòng xe hãng xe có hệ thống dây điện khác nhau.
Dây điện trên ô tô
Đồng thời dây điện ở những những bộ phận khác nhau, đảm nhiệm những chức năng khác nhau trong ô tô. Được thiết kế màu sắc và kích thước khác nhau, nhằm phân biệt dễ dàng trong quá trình kiểm tra và sửa chữa.
5. Relay và cầu chì
Rơ le và cầu chì giúp bảo vệ hệ thống điện khỏi quá tải và ngắn mạch, duy trì và bảo vệ hệ thống điện ô tô ổn định. Relay là thiết bị có vai trò đóng ngắt mạch điện, giúp bảo vệ và điều khiển hoạt động của mạch điện. Cầu chì có vai trò bảo vệ hệ thống điện khi đường dây hệ thống bị quá dòng hay ngắn mạch. Hai bộ phận này thường bố trí chung với nhau tạo thành hộp cầu chì, được đặt trong khoang máy, gần ắc quy.
Relay cầu chì
Có thể liên hệ hãng xe để kiểm tra hộp cầu chì hoặc đọc hướng dẫn để xác định vị trí và kiểm tra. Thông thường có hai hộp cầu chì chính trong mỗi ô tô. Thứ nhất là hộp cầu chì động cơ bên ngoài khoang động cơ, dưới nắp ca pô. Thứ hai là hộp cầu chì điện thân xe dưới taplo xe.
Nguyên lý hoạt động
Khi khởi động bằng chìa khóa, dòng điện từ ắc quy đi qua máy khởi động. Hệ thống đánh lửa được điều khiển bởi bộ điều khiển trung tâm, sử dụng năng lượng điện từ ắc quy để tạo thành tia lửa điện. Hỗn hợp không khí và nhiên liệu được đốt cháy trong buồng đốt thông qua tia lửa điện sinh ra công suất và khởi động động cơ.
Hệ thống khởi động trên xe hộp số tự động
Khi động cơ bắt đầu chạy máy phát điện sẽ hoạt động, tạo ra dòng điện nạp lại ắc quy và cung cấp điện cho các thiết bị khác trên xe. Đồng thời các hệ thống điện trên xe sẽ được cung cấp điện năng để hoạt động.
Hệ thống điện chính trên ô tô
Ngoài các bộ phận cơ bản, hệ thống điện ô tô còn bao gồm nhiều hệ thống chuyên biệt khác:
- Hệ thống chiếu sáng: Đèn pha, đèn hậu, đèn xi-nhan, đèn đọc bản đồ...Hệ thống chiếu sáng ô tô
Hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô
- Hệ thống tín hiệu: Còi, còi báo động, đèn báo...
- Hệ thống điều khiển động cơ: Cung cấp điện cho các cảm biến và bộ điều khiển động cơ.
- Hệ thống điều hòa không khí: Điều khiển quạt, máy nén, van điều khiển...
- Hệ thống giải trí: Radio, CD, màn hình cảm ứng, hệ thống âm thanh...
- Hệ thống an toàn: ABS, ESP, túi khí, cảm biến lùi…
Những hư hỏng thường gặp
Hệ thống điện ô tô đóng vai trò vô cùng quan trọng, cung cấp năng lượng cho hầu hết các bộ phận và tính năng trên xe, từ việc khởi động động cơ đến điều khiển các hệ thống phức tạp như ABS, ESP, hay các tiện nghi hiện đại như điều hòa, hệ thống giải trí.
- Ắc quy yếu, sạc đầy ắc quy hoặc kiểm tra thay thế ắc quy mới;
- Máy phát điện hỏng, kiểm tra và sửa chữa hoặc thay thế máy phát điện;
- Dây điện bị chập, kiểm tra và sửa chữa hoặc thay thế dây điện bị hỏng;
- Cầu chì bị đứt, thay thế mới.
Cầu chì bị hỏng
Ưu điểm khi bảo dưỡng hệ thống điện ô tô
- Đảm bảo an toàn, hệ thống điện hoạt động ổn định giúp đảm bảo các tính năng an toàn trên xe hoạt động hiệu quả.
- Tiết kiệm nhiên liệu, hệ thống điện hoạt động tốt giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu.
- Tăng tuổi thọ xe, bảo dưỡng hệ thống điện định kỳ giúp kéo dài tuổi thọ của các bộ phận khác trên xe.
Chủ động bảo dưỡng ô tô, sử dụng máy chẩn đoán đa năng kiểm tra vấn đề xe đang gặp phải
Hệ thống điện ô tô can thiệp vào gần như tất cả các hệ thống trên một chiếc xe, từ hệ thống đơn giản có từ lâu đời như khởi động, cung cấp điện, đánh lửa đến những hệ thống mới được nghiên cứu ứng dụng như phanh, lái, treo,... Vì vậy việc thường xuyên kiểm tra tình trạng bộ phận bên trong hệ thống điện để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của xe. Hơn nữa trong trường hợp hệ thống điện gặp hư hỏng có thể sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống khác trên xe.
Tổng kết
Trên đây những thông tin hữu ích về hệ thống điện trên ô tô. Nên thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo nhà sản xuất. Đảm bảo hệ thống điện ô tô hoạt động ổn định, giúp tiết kiệm thời gian sửa chữa và hiệu quả vận hành xe cao. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu tư vấn về máy chẩn đoán ô tô, có thể gọi ngay HOTLINE THINKCAR VIỆT NAM. Các chuyên gia THINKCAR sẽ giúp bạn chọn máy chẩn đoán kiểm tra hệ thống điện ô tô, cũng như kiểm tra các lỗi khác trên xe một cách nhanh chóng và chính xác.
Cảm ơn bạn đọc!
THINKCARVN.COM